Bà bầu ăn hẹ được không? Những lợi ích cho sức khỏe

Ngày đăng: 2023-09-27
5/5 - (6 bình chọn)

Rau hẹ không chỉ là nguyên liệu trang trí giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn là nguồn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì việc chọn thực phẩm rất quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết “Bà bầu ăn hẹ được không?”, “Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn hẹ?”. Trong bài biết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn cùng theo dõi!

Thành phần dinh dưỡng có trong hẹ

Lá hẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, B, C, K… và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như đồng, sắt, canxi, photpho, potassium, magie, thiamin … Các chất dinh dưỡng này mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng, kể cả phụ nữ đang có thai.

Hẹ là không chỉ là thực phẩm giàu dưỡng chất mà còn là nguyên liệu để làm thuốc. Theo Đông y, lá hẹ sống có tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa đau tức ngực, ngứa ngáy, nấc, ngã chấn thương…

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học cho rằng hẹ là một chất kháng sinh tự nhiên, được sử dụng như một vị thuốc giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị một số bệnh như: đại tràng, ho, táo bón, nhiễm trùng ngoài da, đau lưng.

thanh-phan-dinh-duong-trong-he

Bà bầu ăn hẹ được không?

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai vô cùng quan trọng bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng như tránh xa các thực phẩm gây hại cho bé. Vì thế, nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những nữ giới lần đầu làm mẹ thường băn khoăn “Bà bầu có được ăn hẹ không?”

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong hẹ có nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với sản phụ. Do đó, bà bầu có thể ăn hẹ thường xuyên để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá hẹ giàu chất canxi, sắt, vitamin C, vitamin K, axit folic… giúp mẹ bầu phòng tránh nguy cơ thiếu máu, giúp thai nhi phát triển tốt và không mắc các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, trong lá hẹ có chứa nhiều chất xơ, magie, canxi và kali, giúp mẹ bầu ngăn ngừa chuột rút và táo bón. Bên cạnh đó, hẹ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi đồng thời giúp mẹ bầu bảo vệ tim mạch, giúp xương chắc khỏe và chống lão hóa da.

ba bau an he duoc khong

Bà bầu ăn hẹ có lợi ích gì cho sức khỏe?

Trong các loại rau xanh, hẹ được biết đến với giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích mà hẹ mang đến cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

  • Giúp thai nhi phát triển tốt

Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ axit folic (vitamin B9), đặc biệt là trước khi mang thai 3 tháng và 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bởi axit folic có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào máu và hỗ trợ ống thần kinh phát triển.

Việc bổ sung đủ axit folic giúp thai phụ ngăn ngừa tiền sản giật, thiếu máu hồng cầu, sảy thai, sinh non… và giúp thai nhi không bị suy dinh dưỡng, dị tật ống thần kinh, tủy sống… Do đó, mẹ bầu cần ăn những thực phẩm bổ dưỡng, giàu axit folic như lá hẹ để thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch

Lá hẹ được biết đến là một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong lá hẹ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, mẹ bầu ăn lá hẹ thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn thông thường.

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Lá hẹ giàu chất sắt, đây là một vi chất cần thiết cho quá trình tạo máu ở phụ nữ mang thai. Trong thai kỳ, bà bầu cần cần nhiều máu hơn so với người bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ bầu thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, choáng váng, con sinh ra còi cọc, kém phát triển, thậm chí dị tật bẩm sinh. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung nhiều khoáng chất sắt qua nguồn thực phẩm dinh dưỡng để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

  • Giúp xương chắc khỏe

Hàm lượng canxi dồi dào trong lá hẹ giúp mẹ bầu bổ sung một lượng canxi đáng kể. Khoáng chất này góp phần duy trì hoạt động của cơ bắp, duy trì chức năng tế bào và kích thích máu lưu thông. Ngoài ra, thành phần canxi trong lá hẹ hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển hệ xương của trẻ, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tê mỏi chân tay, chuột rút, loãng xương… ở phụ nữ mang thai.

  • Ngăn ngừa táo bón 

Lá hẹ chứa hàm lượng chất xơ khá cao, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Chất xơ không tan sau khi đi vào ruột sẽ trương phồng và làm phân mềm ra, kích thích ruột co bóp để đẩy chất thải ra ngoài, từ đó hạn chế được tình trạng táo bón. Do đó, thai phụ nên ăn lá hẹ thường xuyên để cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

  • Bảo vệ tim mạch

Chất xơ trong lá hẹ làm giảm lượng cholesterol trong máu bằng việc thúc đẩy muối mật đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn. Điều này giúp cơ thể tránh khỏi các bệnh lý về tim mạch như mạch vàng, mỡ máu, xơ vữa động mạch… Để trái tim khỏe mạnh, mẹ bầu nên ăn lá hẹ thường xuyên.

  • Tăng cường sức khỏe cho làn da

Đặc tính chống viêm, diệt khuẩn của lá hẹ giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng ngoài da, da khô, mụn nhọt, mẩn ngứa… Ngoài ra, hoạt chất beta carotene tự nhiên trong hẹ có tác dụng giảm thâm nám, làm sáng da, mang đến một làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

loi-ich-tu-he-voi-ba-bau

Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn hẹ?

Rau hẹ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo an toàn có sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Lựa chọn lá hẹ sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không có thuốc trừ sâu hay chất kích thích tăng trưởng.
  • Mẹ bầu nên ăn lá hẹ với lượng vừa phải, tối đa 300g mỗi ngày. Mẹ không được lạm dụng bởi việc ăn nhiều rau hẹ có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó tiêu, giảm thị lực, suy giảm chức năng gan.
  • Thai phụ có hệ tiêu hóa kém hoặc đang mắc bệnh gan nên hạn chế ăn hẹ để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc gây rối loạn chức năng gan.
  • Mẹ nên chế biến hẹ cùng với những loại thịt có chứa hàm lượng B1 phong phú như thịt lợn, bò để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Trong quá trình chế biến, mẹ nên cắt nhỏ hẹ, xào với lửa to và thao tác nhanh để tránh mất đi hương vị và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ nên ăn hẹ trong ngày, không nên để hẹ đã chế biến qua đêm.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ăn hẹ được không?”. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với các chuyên gia của phòng khám bằng cách gọi điện đến số 0969 668 152 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

5/5 - (6 bình chọn)

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

bác sĩ duyên

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ loan

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ nguyên

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ kiếm

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ trình

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

bác sĩ Vỵ

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám